Lịch sử Thủ_Dầu_Một

Nguồn gốc tên gọi

Trước đây cũng có những tác giả cho rằng tên Thủ Dầu Một có nguồn gốc từ tiếng Campuchia. Nhưng phần đông tác giả khác đều nghĩ Thủ Dầu Một là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố Thủ (có nghĩa là giữ) Dầu Một là tên đất, được cấu tạo theo cách Tên một loài thảo mộc đồng thời là từ chỉ số lượng. Theo truyền khẩu vì đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn quen gọi là cây dầu một nên tên gọi Thủ Dầu Một ra đời.[7]

Lịch sử hành chính

Dưới thời nhà Nguyễn, vùng đất Thủ Dầu Một ngày nay là trung tâm huyện Bình An, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa. Lỵ sở huyện Bình An khi đó đặt tại thôn Phú Cường thuộc tổng Bình Điền.

Đến thời Pháp thuộc, huyện Bình An tách khỏi tỉnh Biên Hòa để thành lập tỉnh Thủ Dầu Một. Tỉnh Thủ Dầu Một được chia thành 3 quận: Châu Thành, Hớn Quản, Bù Đốp. Lúc này, làng Phú Cường vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Thành và tỉnh lỵ tỉnh Thủ Dầu Một. Dân số vào thập niên 1930 là 6.700 người.[8]

Tháng 8 năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định tách 2 xã Chánh Hiệp và Phú Cường thuộc huyện Châu Thành để thành lập thị xã Thủ Dầu Một. Thị xã được chia thành 3 hộ trung tâm và 2 xã.

Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Thủ Dầu Một thành 3 tỉnh Bình Dương, Bình LongPhước Long. Tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương đặt tại Thủ Dầu Một nhưng lúc này đổi tên thành Phú Cường, về mặt hành chính thuộc xã Phú Cường, quận Châu Thành.

Tháng 2 năm 1976, 3 tỉnh Bình Dương, Bình LongPhước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé. Thị xã Thủ Dầu Một trở thành tỉnh lỵ tỉnh Sông Bé, gồm 3 phường: Chánh Nghĩa, Hiệp Thành, Phú Cường và 2 xã: Chánh Mỹ, Phú Thọ.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, chuyển 5 xã: Định Hòa, Phú Hòa, Phú Mỹ, Tân An, Tương Bình Hiệp thuộc huyện Châu Thành vừa giải thể về thị xã Thủ Dầu Một quản lý.[9]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bình Dương được tái lập, thị xã Thủ Dầu Một trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Bình Dương.[10]

Ngày 28 tháng 5 năm 1997, chuyển 2 xã Phú Thọ và Phú Hòa thành 2 phường có tên tương ứng.[11]

Ngày 10 tháng 12 năm 2003:

  • Chia phường Phú Hòa thành 2 phường Phú Hòa và Phú Lợi
  • Thành lập xã Hiệp An trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích, dân số của các xã Tương Bình Hiệp và Tân An.[12]

Ngày 23 tháng 1 năm 2007, Bộ Xây dựng ra Quyết định công nhận thị xã Thủ Dầu Một là đô thị loại III.

Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chuyển 3 xã Hiệp An, Định Hòa, Phú Mỹ thành 3 phường có tên tương ứng.[13]

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Bến Cát và Tân Uyên để mở rộng thị xã Thủ Dầu Một.[14] Theo đó:

  • Điều chỉnh một phần diện tích, dân số của xã Hòa Lợi thuộc huyện Bến Cát về thị xã Thủ Dầu Một quản lý.
  • Điều chỉnh một phần diện tích, dân số của các xã Phú Chánh, Tân Vĩnh HiệpTân Hiệp thuộc huyện Tân Uyên về thị xã Thủ Dầu Một quản lý.
  • Thành lập 2 phường Hòa Phú và Phú Tân trên cơ sở phần diện tích, dân số của các xã Hòa Lợi, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Hiệp và điều chỉnh một phần diện tích, dân số của các phường Định Hòa, Phú Mỹ.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Thủ Dầu Một có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 11 phường và 3 xã.

Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP. Theo đó, thành lập thành phố Thủ Dầu Một trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Thủ Dầu Một.[1]

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, chuyển 3 xã Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Tân An thành 3 phường có tên tương ứng.[6]

Thành phố Thủ Dầu Một có 14 phường trực thuộc như hiện nay.

Ngày 8 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1120/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II.[15]

Ngày 6 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1959/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương.[2] Như vậy tính đến thời điểm này, Thủ Dầu Một là đô thị loại I thứ ba của khu vực Đông Nam Bộ, sau Vũng TàuBiên Hòa.

Tên đường của Thủ Dầu Một trước 1975

  • Bến Thủ tướng Thinh và Bạch Đằng nay là đường Bạch Đằng.
  • Đường Châu Văn Tiếp nay là đường Nguyễn Văn Tiết.
  • Quốc lộ 13 cũ nay là đường Cách Mạng Tháng 8.
  • Đường Đồ Chiểu nay là đường Nguyễn Đình Chiểu.
  • Đại lộ Gambetta và Đỗ Hữu Vị nay là đường Trần Tử Bình.
  • Đường Phan Thanh Giản nay là đường Điêu Ông.
  • Đường Trưng Vương nay là đường Hai Bà Trưng.
  • Đường Võ Tánh nay là đường Văn Công Khai.
  • Đường Trương Vĩnh Ký và Chùa Tô nay là đường Bàu Bàng.
  • Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Trừ Văn Thố.
  • Đường Phan Văn Hùm nay là đường Nguyễn An Ninh.
  • Đường Huyện Thi nay là đường Võ Thành Long.
  • Đường Hội đồng Mân nay là đường Thích Quảng Đức.
  • Đường Chùa Long Tho nay là đường Phan Đình Giót.
  • Đường Thái Lập Thành nay là đường Nguyễn Thái Học.
  • Đường Bác sĩ Yersin vẫn giữ nguyên cho đến nay.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thủ_Dầu_Một http://www.becamex-tokyu.com/news/le-hoi-nhat-ban-... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://becamex.com.vn/tin-tuc/trung-tam-thuong-mai... http://thudaumot.binhduong.gov.vn/ http://thudaumot.binhduong.gov.vn/web/DesktopModul... http://mic.gov.vn/uploads/20100623/E124-2009%20(31... http://btv.org.vn/tin-tuc/ky-hop-lan-thu-13-hdnd-t... http://www.sugia.vn/index.php?mod=news&nid=676&cpi... http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-d... http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-d...